Nghiện mua sắm online hiện tại đang là vấn nạn của rất nhiều người. Bạn có thuộc top những người nghiện mua sắm này không? Dưới đây là những triệu chứng tố cáo bạn là người nghiện mua sắm. Bạn đọc cùng xem ngay nhé!
Mục Lục
Những triệu chứng tố cáo bạn là người nghiện mua sắm
Bạn nói dối về giao dịch của mình
Những người nghiện mua sắm thường bị nhiều người nói nhưng lại không nhận mình nghiện. Vì thế, họ luôn cố gắng giấu mọi người về việc mua đồ của mình. Những món đồ họ mang về, đa phần họ đều cho đó là mua từ trước đó để không ai để ý tới nữa.
Bạn thường mua sắm một mình
Xem ngay: Những khu chợ giá rẻ phù hợp với sinh viên ở Hà Nội để khám phá những điều mới
Những người nghiện mua sắm thì họ không bao giờ có thể kiểm soát được hành vi và ví tiền của mình. Họ sẽ có xu hướng là giấu mọi người và đi một mình để không bị nói và không cho họ biết số tiền đã chi.
Bạn không nói chuyện cởi mở về sở thích mua sắm của mình
Họ sẽ rất ít khi nói cho người khác biết chỗ họ hay đi mua sắm tạo siêu thi nào đó. Dường như, họ có một chút xấu hổi khi thừa nhận chiều sâu của vấn đề đang gặp phải và không muốn người thân tham gia khuyên bảo.
Thói quen mua sắm làm tổn thương những mối quan hệ của bạn
Khi người khác nhắc nhở bạn quá nhiều về việc mua sắm, bạn thường xuyên tìm lý do để bao biện cho việc này. Và rồi, khi họ nhắc nhở, khuyên bảo thì bạn lại cho rằng họ làm tổn hại tới mình, cho đó là những lời khuyên không chính xác. Và rồi mối quan hệ của bạn lại bị giảm sút.
Bạn cho rằng mua sắm là thói quen tốt
Nếu mua sắm là hoạt động chính trong những thói quen tốt, nó sẽ khiến con người dễ dành mất kiểm soát. Chuyên gia khuyên bạn nên thay thế mua sắm bằng những hoạt động không liên quan đến chi tiêu như chơi thể thao hoặc nấu ăn.
Bạn đi mua sắm để cảm thấy mình tốt hơn
Họ sẽ có những lý do riêng cho việc mua sắm của mình. Họ sẽ cho rằng mua sắm giúp họ vui hơn, giúp họ thấy tự tin hay đơn giản là cảm thấy được an toàn.
Bạn cảm thấy hưng phấn khi mua hàng
Họ sẽ cảm thấy rất vui sau mỗi lần đi mua sắm. Đó cũng là lý do khiến họ không thể dừng bản thân mình lại được. Các chuyên gia khuyên những con nghiện mua sắm nên tránh xa việc mua sắm khi đang bị kích thích hoặc đợi 24 giờ trước khi thực hiện giao dịch.
Thói quen mua sắm đã can thiệp vào cuộc sống của bạn
Khi thói quen mua sắm bắt đầu ảnh hưởng đến các mục tiêu khác trong cuộc sống như tiết kiệm mua nhà hay trả nợ, đã đến lúc bạn phải tìm hiểu và giải quyết nguyên nhân gây nghiện. Bạn hãy có một kế hoạch thật tốt để hoạch định tài chính của mình một cách rõ nét nhất để không bị chi tiêu quá sâu.
Bạn sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm
Khi tín đồ mua sắm sử dụng thẻ tín dụng, họ sẽ nhanh chóng mất kiểm soát và chìm vào nợ nần. Bạn sẽ bị chi tiêu quá tay, thậm trí và tiêu cả vào quỹ ngân hàng.
Bạn không biết tiền của mình đang đi về đâu
Những người nghiện mua sắm thường cố bỏ qua và không để dành cho những vấn để lớn khác có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, ví dụ như bệnh tật. Bạn cần xem kỹ lại bản thân sau khi kiểm tra lại ngân sách của mình mà không biết đi về đâu.
Bạn có bao nhiêu đặc điểm của người nghiện mua sắm? Hãy chi tiêu thật thấu đáo vào việc này bạn nhé!