Sàn thương mại điện tử B2B là gì? Các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam

Các sàn thương mại điện tử B2C như Lazada, Shopee, Tiki chắc hẳn đã khá quen thuộc với chúng ta. Nhưng nói đến B2B và các website thương mại điện tử phổ biến thì không phải ai cũng biết đến. Trong bài viết này sẽ giải đáp một số thắc mắc về sàn thương mại điện tử B2B phổ biến tại Việt Nam hiện nay.

Mục Lục

Sàn thương mại điện tử B2B là gì?

Sàn thương mại điện tử là gì?

Nhà nước ta đã quy định khái niệm sàn thương mại điện tử rất rõ ràng tại khoản 2 Điều 2 thông tư 46/2010/TT-BCT: “ Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu hoặc người quản lý website có thể tiến hành bán hàng hoặc cung ứng các dịch vụ trên đó”. Tức là trên cùng một website người dùng có thể tiến hành trao đổi, buôn bán trực tuyến nhằm đặt được mong muốn của bản thân. Thông qua đó kết nối người tiêu dùng với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức.

Không chỉ là nơi tiến hành trao đổi hàng hóa, sàn giao dịch điện tử còn là thế giới trưng bày, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu của các tổ chức, doanh nghiệp để người dùng biết đến. Đồng thời nơi đây còn là nơi đăng tải các thông tin rao vặt hữu ích, thực hiện các giao dịch qua mạng Internet, đấu giá, đấu thầu, hợp tác thiết kế và rất nhiều các chức năng khác.

Sàn thương mại điện tử là gì?
Sàn thương mại điện tử là gì?

Tìn hiểu thêm: Những khu chợ giá rẻ dành cho sinh viên

Sàn thương mại điện tử B2B là gì?

Sàn thương mại điện tử B2B là một nền tảng được xây dựng làm cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Tại đây doanh nghiệp xây dựng sàn thương mại điện tử sẽ làm đơn vị trung gian giữa doanh nghiệp và khách hàng cuối. Mô hình này cũng có thể hiểu là B2B2C (doanh nghiệp với doanh nghiệp với khách hàng).

Đặc điểm nổi bật của mô hình TMĐT B2B này là xây dựng một kênh trung gian nơi người dùng cuối có thể tìm kiếm mọi loại sản phẩm từ nhiều doanh nghiệp khác nhau trong nền tảng này. Vậy nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể có cơ hội tiếp cận một số lượng lớn khách hàng của sàn thông qua đây.

Một ví dụ về thương mại điện tử B2B ở Việt Nam điển hình cho mô hình này là Tiki. Mô hình B2B của Tiki trước đây là làm website thương mại điện tử B2C chuyên bán sách, sau khi phát triển thì bắt đầu kết nối với các cửa hàng, doanh nghiệp khác để tạo thành mô hình B2B2C, làm tăng số lượng và đa dạng hoá sản phẩm trên sàn.

Ưu nhược điểm của sàn thương mại điện tử B2B

Ưu điểm

  • Tối ưu chi phí hoạt động
  • Mở rộng kênh bán hàng
  • Khai thác dữ liệu người dùng
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng
  • Cá nhân hóa

Nhược điểm

  • Chi phí xây dựng thương mại điện tử cao
  • Khó khăn trong việc quyết định mua hàng
Ưu nhược điểm của sàn thương mại điện tử
Ưu nhược điểm của sàn thương mại điện tử

Xem thêm: Các sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới

Một số sàn thương mại điện tử B2B ở Việt Nam

Các website thương mại điện tử B2B rất ít xuất hiện ở Việt Nam, được hiểu không đúng hoặc nhiều người không nhận ra sự tồn tại của nó. Một số website hoạt động theo mô hình này mà bạn có thể tham khảo là: Shopee, Sendo, Tiki, Foody, Lazada … Trên các website này, các doanh nghiệp có nhu cầu bán sẽ gửi sản phẩm lên quảng bá và các doanh nghiệp có nhu cầu mua sẽ xem và đặt hàng trực tiếp dưới sự bảo vệ quyền lợi và tuân thủ luật lệ của các website thương mại điện tử  B2B trung gian này.

Tại Việt Nam, mô hình B2B vẫn còn khá mới mẻ khiến các website thương mại điện tử B2B vẫn còn phát triển ở quy mô nhỏ, lẻ, chưa phát huy hết được các ưu điểm cũng như tiềm năng của nó. Những điểm khiến website B2B vẫn còn gặp trở ngại khi phát triển là truyền thông còn chưa mạnh, giao diện website và các cơ sở hạ tầng còn yếu.

Trên đây là những thông tin về sàn thương mại điện tử B2B, mong rằng bạn đã có những thông tin hữu ích. Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn để mang lại hữu ích cho bản thân.

Rate this post

About The Author