Tìm hiểu ngành học Y học cổ truyền là gì và cơ hội việc làm khi ra trường

Hiện tại ngành học Y học cổ truyền đang là một trong những ngành hot nhất hiện nay dành cho các bạn sinh viên. Cùng tìm hiểu về ngành học Y học cổ truyền là gì và cơ hội việc làm khi ra trường qua bài viết dưới đây.

Mục Lục

Y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền là nền y học dựa trên nền tảng Âm Dương – Ngũ Hành, và việc điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền chính là việc điều chỉnh sao cho Âm Dương – Ngũ Hành cân bằng, từ đó làm cho cơ thể trở nên khoẻ mạnh. Học Y học cổ truyền sẽ được học những gì là một trong nhiều băn khoăn của rất nhiều học sinh cũng như phụ huynh trong việc chọn ngành chọn nghề.

Học Y học cổ truyền là học những gì?

y-hoc-co-truyen-la-nganh-hoc-hot-hien-nay
Y học cổ truyền là ngành học hot hiện nay

Xem ngay: Dược sĩ trung học là gì có nên học trung cấp dược không để hiểu thêm về ngành

Khi học Y học cổ truyền bạn sẽ được học những kiến thức về chẩn đoán bệnh, điều trị bằng các phương pháp YHCT:

Học Y học cổ truyền là các bạn sẽ được đào tạo các kiến thức đại cương chung của khối B và các kiến thức cơ sở của ngành Y.

Đào tạo các kiến thức chuyên sâu về Y học cổ truyền: Dược học cổ truyền (Thực vật dược, Dược lâm sàng, Dược học cổ truyền, Chế biến dược liệu, Các phương pháp bào chế các dạng thuốc y học cổ truyền); Dưỡng sinh (Phương pháp xoa bóp, Phương pháp thực dưỡng); Châm cứu (Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm); Bệnh học (Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị học dùng thuốc y học cổ truyền…).

Những Bác sĩ Y học cổ truyền sẽ được đào tạo chuyên sâu về sử dụng các phương pháp chữa bệnh bằng YHCT như thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt..

Ngoài ra những sinh viên theo học ngành Y học cổ truyền sẽ hiểu hơn về Y Đức của ngành nghề này. Khi ra trường bắt đầu vào công việc thì họ sẽ có được

Cơ hội việc làm ngành Y học cổ truyền 

Theo nhiều tin tức, đối với ngành nghề này thì hầu hết các bạn sinh viên ra trường đều có được công việc rất tốt:

  • Làm việc tại bệnh viện tuyến trung ương (những bệnh viện trực thuộc truyến trung ương thường sẽ có chuyên khoa y học cổ truyền riêng biệt);
  • Tự mở các phòng khám chữa bệnh tại gia.
  • Mở nhà thuốc đông y…
  • Nếu như bạn có chuyên môn tốt thì có thể ở lại công tác làm giảng viên ở các trường cao đẳng, Đại học.
  • Làm việc tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, các phòng y tế có khoa y học cổ truyền;
  • Làm việc tại các phòng khám tư về y học cổ truyền, bấm huyệt, bốc thuốc;

Các trường đào tạo ngành Y học cổ truyền

nganh-hoc-voi-muc-luong-hap-dan
Ngành học với mức lương hấp dẫn

Hiện nay, trên cả nước cũng có rất nhiều các trường Đại học đào tạo ngành nghề này.

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Y Hà Nội
  • Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Đại học Y Dược Thái Bình
  • Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Y Dược – Đại học Huế

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Y Dược TP.HCM
  • Đại học Y Dược Cần Thơ

Các khối thi vào ngành Y học cổ truyền

– Mã ngành: 7720115

– Ngành Y học cổ truyền xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • B00 (Toán, Hóa, Sinh)
  • A00 (Toán, Lý, Hóa)

Điểm chuẩn ngành Y học cổ truyền

Điểm chuẩn ngành Y học cổ truyền năm 2018 trong khoảng 19,5 – 22,5 điểm, các trường xét tuyển dựa kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.

Mức lương ngành Y học cổ truyền

Đối với mức lương sẽ được cân đối theo năng lực của mỗi người. Đối với những sinh viên ra trường. Thông thường, ở vị trí bác sĩ Y học cổ truyền mới ra trường, chưa trau dồi được nhiều kinh  nghiệm cho bản thân, thì bạn sẽ nhận được mức lương từ 4 – 5 triệu đồng/ tháng. Đối với những bác sĩ làm trong biên chế nhà nước, bạn sẽ nhận được mức lương đó là  830.000đ x hệ số 3,24 = 2.689.000 đồng, tùy thuộc vào các vị trí làm việc.

Nếu dày dạn kinh nghiệm hơn, bạn sẽ nhận từ 6 – 10 triệu đồng/ tháng. Nếu như bạn tự mở phòng khám tại nhà thì mức lương nhận được sẽ cao hơn.

Trên đây là ngành học Y học cổ truyền là gì và cơ hội việc làm khi ra trường. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Rate this post

About The Author